Những ngôi nhà Việt kiểu tân cổ điển lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống kết hợp với phong cách thiết kế mở nhằm thích nghi với khí hậu và địa hình đa dạng từ vùng cao nguyên phía Bắc cho tới vùng đất trũng ở phía Nam.
Kiến trúc truyền thống Việt Nam trải qua nhiều biến động lịch sử, hình thành nên nét đặc trưng rất riêng. Từ nhà Rông, nhà Trình Tường cho đến những ngôi nhà sàn của người Ê Đê đều thể hiện chiều sâu về phương pháp và phong cách xây dựng bản địa. Ngày nay, nhiều kiến trúc sư đang tìm cách diễn giải lại các kỹ thuật xây dựng trong quá khứ nhằm tạo nên những ngôi nhà tân cổ điển đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
Nhà mái cỏ mang tên gọi Louvers House
Căn nhà mái cỏ mang tên Louvers House do công ty MIA Design Studio thiết kế.
Từ góc nhìn của MIA Design Studio, Louvers House không chỉ là nơi trú ngụ mà còn phản ánh phong cách sống của gia chủ. Chủ nhà muốn tạo ra một sự kết hợp tuyệt vời giữa các không gian khác nhau nhằm giữ gìn sự kết nối truyền thống giữa các thế hệ trong gia đình Việt. Khoảng thông tầng lớn giữa nhà, kết hợp giữa mặt nước, ánh sáng trời nhằm kết nối với thiên nhiên và liên kết các không gian phòng ngủ, phòng khách, phòng spa, phòng tập thể dục và khu vực đậu xe. Với cách hành xử đó, ngôi nhà sẽ luôn thoáng đãng, mát mẻ nhờ hệ thống thông gió tự nhiên. Kết hợp cùng cây xanh bản địa và thác nước, khoảng trống giữa nhà trở thành trung tâm của mọi sinh hoạt gia đình.
Nhà Bình
Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các thành phố ở Việt Nam dần mất đi các khoảng xanh cần thiết. Nhiều khu đô thị mới phát triển đang dần mất kết nối với thiên nhiên. Nhà Bình do đội ngũ kiến trúc sư của VTN Architects là một phần nằm trong chuỗi dự án “Nhà cho cây xanh”, một thiết kế nhà kiểu mẫu, tạo ra không gian xanh bên trong những khu dân cư có mật độ cao. Đây là nơi ở của gia đình ba thế hệ. Thách thức lớn nhất mà kiến trúc sư phải đối mặt là làm sao để tạo ra các không gian cho phép mọi người tương tác và giao tiếp với nhau dù ở bất cứ nơi đâu.
Nhà Bình như một nỗ lực của đội ngũ kiến trúc sư VTN Architects trong việc níu kéo các khoảng xanh đô thị.
Nhà hang gạch
Nhà gạch nằm ở ngoại thành Hà Nội, nơi đang trải qua quá tình đô thị hóa nhanh chóng. Thiết kế nhà hướng tới định hình một ở nơi tương tự như môi trường tự nhiên dựa trên cách làm nhân tạo. Cấu trúc nhà được đề xuất giống như một hang động. Trong đó, cấu trúc tổng thể hình thành và được bao quanh bởi hai lớp tường gạch, xen kẽ là các mảng xanh cây cối.
Gạch nung từ lâu đã trở thành vật liệu địa phương quen thuộc, được sử dụng rộng rãi ở vùng nông thôn Việt Nam với phương pháp xây dựng thủ công đơn giản. Nghệ thuật xếp gạch đỉnh cao mang lại sự thông thoáng cần thiết cho không ánh sáng. Nhờ các khe hở giữa những viên gạch mà ánh sáng và không khí dễ dàng len lỏi vào nhà.
Nhà hang gạch của H&P Architects.
Nhà Châu Đốc
Tọa lạc ở vùng ngoại ô thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, ngôi nhà là nơi chung sống của ba gia đình có quan hệ mật thiết với nhau. Kinh phí xây dựng không nhiều, do vậy đội ngũ kiến trúc sư quyết định làm nhà bằng các tấm tôn. Vật liệu này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng tại đây mà còn thỏa mãn sự phong phú trong tập quán sống của gia chủ với căn nhà ngập tràn ánh sáng, cây xanh, thông thoáng tự nhiên, tương tự như kiểu nhà – vườn kết hợp.
Các kiến trúc sư của Nishizawa Architects đã tạo nên một ngôi nhà mang đậm nét bản địa.
Nhà Cuckoo
Nhà Cuckoo là nhà ở kết hợp quán cà phê của gia đình 4 thành viên (cha mẹ và 2 con nhỏ) nằm ở Đà Nẵng, được thiết kế bởi Tropical Space vào năm 2018. Dự án sử dụng gạch nung mang lại cảm giác thân thuộc cho cư dân. Nhà Cuckoo bao gồm ba khối được kết nối bằng các lớp đệm. Ngoài ra, các khối này đặt trên một hình chữ nhật khác có chức năng nâng đỡ, bảo vệ, vừa là quán cà phê với khu vườn ngoài trời.
Nét độc lạ của ngôi nhà do Tropical Space thiết kế khiến bao người phải trầm trồ.
Ngôi nhà dạo bước giữa công viên
Ngôi nhà tọa lạc ở khu đô thị mới của TP.HCM, phía Bắc giáp công viên cây xanh. Đội ngũ kiến trúc sư đã thiết kế ngôi nhà giống như một phần mở rộng ra môi trường xung quanh bằng cách đưa màu xanh cây lá của công viên lân cận vào trong nhà. Khoảng thông tầng lớn được tạo ra bằng một khối vuông cắt thông qua ba tầng, theo hướng chéo của mặt cắt. Ở tầng trệt, khoảng thông tầng đóng vai trò như phòng khách, mở ra phía công viên; ở tầng trên cùng là phòng sinh hoạt chung phủ đầy cây xanh. Mặt tiền bao quanh khoảng thông tầng được bao phủ bởi cây leo, còn các thanh lam tạo bóng đổ trên tầng cao nhất.
Khoảng thông tầng kết hợp cả hai yếu tố lưu thông và các yếu tố tự nhiên khác như thực vật, cây xanh, mang tới ánh sáng cho các phòng bên trong. Nó mang lại cảm giác tiếp nối từ công viên cho cả ba tầng của ngôi nhà.
Mục tiêu của VTN Architects khi xây dựng ngôi nhà này là nhằm tái tạo ra không gian xanh
ngay giữa lòng đô thị chật chội, bụi bặm.
( Theo Thanhnienviet)